Quy Trình Kiểm Soát Chất Lượng RSS3

QUI TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỦ TỜ (RSS3) TẠI NHÀ MÁY CAO SU SAO THÁI DƯƠNG (SRUCO)ĐƯỢC THỂ HIỆN THÔNG QUA CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY :

 

A. CÁC QUI TRÌNH QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG QLCL MÀ NHÀ MÁY SRUCO ĐANG ÁP DỤNG BAO GỒM :

1.    Quy trình kiểm soát tài liệu và dữ liệu :

2.    Quy trình kiểm soát hồ sơ :

3.    Quy trình tuyển dụng :

4.    Quy trình đào tạo :

5.    Quy trình mua hàng :

6.    Quy trình đấu thầu mua bán tài sản, vật tư, hàng hóa

7.    Quy trình xem xét hợp đồng :

8.    Quy trình quản lý kho vật tư nguyên liệu :

9.   Quy trình kiểm soát sản xuất :

10. Quy trình kiểm soát phương tiện theo dõi, kiểm tra & đo lường :

11. Quy trình xử lý khiếu nại khách hàng :

12. Quy trình đánh giá nội bộ :

13. Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp :

14. Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa :

Qui trình kiểm soát chất lượng sản phẩm rss3 của SRUCO được thực hiện chủ yếu ở các qui trìn: Quy trình mua hàng;  Quy trình kiểm soát sản xuất; Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp;  Quy trình kiểm soát phương tiện theo dõi,  kiểm tra & đo lường; và Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa.


B. CỤ THỂ, VIỆC KIỂM SOÁT CLSP RSS3 Ở CÁC NỘI DUNG TRONG TÂM SAU:


 1. TẠI KHÂU NHẬP LIỆU: Bao gồm các nội dung kiểm soát

-    Đo TSC: Gồm 02 nhân sự thực hiện – test và đối chiếu kết quả test của từng nhân sự. Nếu cùng kết quả thì chuyển kết quả sang người có trách nhiệm lập phương án đánh đông; nếu chưa trùng – thì test lại.

-    Lên Phương án pha chế và đánh đông: Gồm 2 kỹ thuật viên  bàn và thống nhất phương án

GIÁM SÁT VIÊN ĐỘC LẬP  THỰC HIỆN VIỆC GIÁM SÁT Ở KHÂU NÀY, CÓ GHI CHÉP LẠI QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT  


 2. TẠI KHÂU ĐÁNH ĐÔNG: Bao gồm các nội dung kiểm soát

-    Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của công nhân theo phương án: Do 02 nhân sự lập phương án thực hiện cùng tổ trưởng tổ đánh đông  

-    Theo dõi diễn biến của quá trình đông mủ; và tiến hành xử lý can thiệp kịp thời nếu cần thiết: do 02 nhân sự lập  phương án thực hiện cùng tổ trưởng tổ đánh đông thực hiện   

-    Kiểm soát việc chắn lắc đúng qui cách của công nhân: do 02 nhân sự lập  phương án thực hiện cùng tổ trưởng tổ đánh đông thực hiện   

***LƯU Ý: NẾU MƯƠNG NÀO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH ĐÔNG KHÔNG ĐẠT, SẼ CHUYỂN (XUẤT) MỦ CỦA MƯƠNG ĐÓ SANG NHẬP NGUYÊN LIÊU CHO SẢN XUẤT MỦ TẠP (SVR10/20)

GIÁM SÁT VIÊN ĐỘC LẬP TIẾP TỤC THỰC HIỆN VIỆC GIÁM SÁT Ở KHÂU NÀY, CÓ GHI CHÉP LẠI QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT 

 

 3. TẠI KHÂU CÁN TỜ: Bao gồm các nội dung kiểm soát

-    Loại bỏ các cục mủ đánh đông không đạt qui cách (qui cách chuẩn: 600mm x 400mm x 500 mm) và không đạt chất lượng (bọt, sẫm màu…) để xuất chuyển sang nhập nguyên liệu cho SX SVR10/20): tổ trưởng vận hành  thực hiện giám sát

-    Loại bỏ các tờ không đạt trước khi cho vào máy cán 5 trục (dày hơn hoặc mỏng hơn so với qui định (xảy ra do quá trình cục mủ đi qua máy cưa lạng bị mất hướng, không đều…), hoặc không đồng đều về độ dày (là phần trên và dưới của mỗi cục mủ) để xuất chuyển sang nhập nguyên liệu cho SX SVR10/20): tổ trưởng vận hành thực hiện giám sát.

-    Kiểm soát thao tác của công nhân khi đưa tờ mủ vào máy cưa lạng (để đảm bảo tờ mủ sau khi qua máy cán sẽ đều): đặt tờ đúng vị trí, ngay thẳng, vuốt tờ mủ để tờ mủ không chạy lệch trong quá trình cán 5 trục ….: Phụ trách bộ phận cán tờ   thực hiện việc giám sát.

-         Cắt bỏ các góc của các mủ bị lỗi (dày hơn, chưa có dấu máy cán; bọt rỗng…) – và bỏ vào thùng đựng mủ lỗi, để cuối ca SX xuất chuyển sang nhập nguyên liệu cho SX SVR10/20): 2 côngnhân thực hiện; Phụ trách bộ phận cán tờ thực hiện việc giám sát.

GIÁM SÁT VIÊN ĐỘC LẬP  TIẾP TỤC THỰC HIỆN VIỆC GIÁM SÁT 


 4. KHÂU PHƠI MỦ: Bao gồm các nội dung kiểm soát:

-    Kiểm soát số sào phơi/goong (tối đa 250 sào/goong) để đảm bảo các tờ mủ phơi không bị dính vào nhau trong quá trình phơi; qua đó loại bỏ tình trạng bị sống mủ cục bộ ở các tờ mủ bị dính sau khi sấy: Phụ trách bộ phận phơi mủ (thực hiện việc giám sát nội bộ; tổ trưởng vận hành thực hiện giám sát lại 1 lần nữa; Giám sát viên độc lập giám sát lần cuối.

-    Kiểm soát số tờ mủ phơi trên từng sào (tối đa 6 tờ/sào): để đảm bảo các tờ mủ phơi không bị dính vào nhau trong quá trình phơi; qua đó loại bỏ tình trạng bị sống mủ cục bộ ở các tờ mủ bị dính sau khi sấy: Phụ trách bộ phận phơi mủ  thực hiện việc giám sát nội bộ; tổ trưởng vận hành thực hiện giám sát lại 1 lần nữa; Giám sát viên độc lập giám sát lần cuối.

-    Kiểm soát tình trạng bị dính tờ lẫn nhau hay không ở từng sào, từng goong trước khi đưa goong vào GREEN HOUSE: công nhân thực hiện; tổ trưởng vận hành  thực hiện giám sát lại 1 lần nữa; Giám sát viên độc lập giám sát lần cuối.

-    Kiểm soát việc đóng, mở nắp thoát ẩm tại GREEN HOUSE theo đúng qui trình kỹ thuật: tổ trưởng tổ phơi – sấy  thực hiện.  

-    Theo dõi quá trình phơi mủ tại GREEN HOUSE: tổ trưởng tổ phơi – sấy thực hiện

-    Loại bỏ các tờ mủ bị mốc, không đạt chất lượng trong quá trình phơi mủ - trước khi đưa mủ vào lò sấy để xuất chuyển sang nhập nguyên liệu cho SX SVR10/20): tổ trưởng tổ phơi – sấy  thực hiện.

GIÁM SÁT VIÊN ĐỘC LẬP  TIẾP TỤC THỰC HIỆN VIỆC GIÁM SÁT

*** LƯU Ý:Phương pháp sử dụng GREEN HOUSE để phơi mủ là phương pháp duy nhất đang áp dụng tại VN , do SRUCO thực hiện . Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống như sau:

- Tăng tuổi thọ của sản phẩm RSS3: do GREEN HOUSE của SRUCO sử dụng vật liệu lấy sáng và hấp thụ năng lượng mặt trời chuyên ngành đã loại bỏ hoàn toàn các tia gây hại cho chất lượng và làm nhanh quá trình lão hóa của cao su ( là tia X, cực tím)

- Tăng hiệu suất sấy khô: do thiết kế GREEN HOUSE, đã giúp duy trì nhiệt độ phơi luôn từ 40-50 độ C vào ban ngày và 30-40 độ C vào ban đêm; đồng thời, thiết kế của hệ thống thoát ẩm hợp lý, đã giúp cho độ ẩm của môi trường phơi mủ luôn ổn định (khác với phơi bên ngoài như phương pháp truyền thống: độ ẩm tăng giảm đột ngột do thời tiết ) . Và vì thế, hiệu suất phơi mủ tăng lên rất cao: 90-95% tỉ lệ tờ mủ khô đồng đều; 99.50 % tờ mủ không bị mốc trong quá trình phơi theo công nghệ này.

- Giảm tối đa về độ bẩn và tạp chất: do môi trường phơi mủ là kín, do vậy quá trình phơi mủ của SRUCO không bị gió ( ẩm khi mưa; hanh khô khi nắng gắt…), không khí ô nhiễm của môi trường bên ngoài ( khói, bụi rất lớn); vì thế hầu như không bị tác động bởi chất bẩn bám vào mủ (quá trình phơi mủ là quá trình tờ mủ dễ bị bám các chất bẩn trong không khí lớn nhất. Nếu môi trường phơi mủ không sạch – sẽ làm độ bẩn trong mủ thành phẩm tăng cao.


 5. KHÂU ĐỐT LÒ: THEO QUI TRÌNH KỸ THUẬT ĐỐT  

GIÁM SÁT VIÊN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN GIÁM SÁT THEO QUI TRÌNH


 6. KHÂU ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN: Bao gồm các công việc kiểm soát chủ yếu sau:

-    Đóng gói :

·     Loại các tờ mủ sống trên 30% ra 1 nơi, để lên kế hoạch sấy lại

·     Cắt góc loại bỏ các phần mủ  sống, để vào thùng chứa mủ sống – chuyển sang nhập liệu cho dây chuyền compound.

·     Khoét  bỏ các bọt khí  trên tờ mủ

·     Phân loại các tờ mủ bị quá chín, hoặc không đồng đều …, để sang 1 bên (phần mủ tờ quá chín, hoặc không đồng đều về màu sắc… sẽ được tiêu thụ trong nước).

·    Thực hiện ép kiện các tờ mủ đã đạt chất lượng.

·     Cắt mẫu đại diện theo lò, chuyển mẫu về phòng thí nghiệm để thực hiện test các chỉ tiêu (PRI, ASH, DIRT, Mooney, Po, Nito…), lưu kết quả và dán nhãn tại khu vực bảo quản.

*** Quá trình này được giám sát chặt chẽ bởi nhân sự KCS, và ghi hình lại bởi máy quay camera đặt tại khu vực ép kiện.

-    Bảo quản: Hàng sau khi đóng gói được:

·     Đối với bành 33.33 hoặc 35 kgs: Bỏ vào thùng sắt, đế bằng pallet gỗ; xếp vào khu vực để hàng chờ xuất (có dán nhãn của bộ phận KCS)

·     Đối với bành 111.11kgs: hàng được phủ bột tăng theo tỷ lệ qui định, để trên pallet gỗ, và được xếp tối đa 2 lớp (có dán nhãn của bộ phận KCS) tại khu vực chờ xuất hàng. Các bành có thể được bọc bởi bao giấy khi khách có yêu cầu.

·    Thủ kho thường xuyên vệ sinh, kiểm tra khu vực để hàng để đảm bảo khu vực để hàng luôn sạch sẽ, thóang mát, không bị ẩm, và không có côn trùng.


 7. XUẤT HÀNG :

SRUCO là một trong số rất ít các nhà máy chế biến mủ cao su ở Việt Nam có hệ thống cơ sở vật chất xuất hàng tại kho nhà máy. Chúng tôi ý thức rằng: xuất hàng là 1 khâu quan trọng cuối cùng trong qui trình kiểm soát chất lượng sản phẩm do SRUCO SX ra. Xuất hàng tại nhà máy giúp loại bỏ các yếu tố rủi ro khi đóng hàng tại cảng; qua đó đảm bảo sản phẩm của chúng tôi đến tay người tiêu thụ luôn giữ được chất lượng tốt nhất. Các rủi ro khi đóng hàng tại cảng bao gồm:

-    Không kiểm soát được 100% thời gian giờ giấc đóng hàng: do KH đóng hàng do hãng tàu và cảng vụ quyết định. Điều này dẫn đến không kiểm soát được thời gian hàng chờ tại cảng chờ đưa vào container => hàng hóa sẽ bị tác động đến chất lượng bởi các yếu tố môi trường: gió ẩm, nóng, bụi, mưa ….

-    Không kiểm soát được 100% tình trạng nguyên vẹn của bao bì đóng gói: tình trạng rách bao bì, móp méo kiện hàng, xiêu vẹo pallet là phổ biến khi đóng hàng tại cảng.

-    Hàng hóa bị tác động trực tiếp đến chất lượng nếu khi đóng hàng tại cảng gặp trời mưa, hoặc gió, bụi (rất phổ biến tại VN vào mùa mưa)…

-   Và nhiều rủi ro khác khó kiểm soát được …

SRUCO đã đầu tư xe nâng chuyên đóng hàng trong container; xây cầu đóng hàng container ngay tại cửa kho của nhà máy. Qua đó giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm nếu so sánh với đóng hàng tại Cảng. Quá trình đóng hàng tại nhà máy cho từng lô hàng có thể được ghi lại hình ảnh, hoặc khách hàng trực tiếp xem qua mạng internet nếu có yêu cầu.